- • Lời chào mừng của Hiệu trưởng
-
-
-
- • Sơ đồ tổ chức
- • Hội đồng trường
- • Ban giám hiệu
- • Hội đồng Khoa học và Đào tạo
-
-
- • Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp
- • Khoa Cầu Đường
- • Khoa Kiến trúc & Quy hoạch
- • Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng
- • Khoa Vật liệu xây dựng
- • Khoa Công trình thủy
- • Khoa Cơ khí
- • Khoa Công nghệ thông tin
- • Khoa Kỹ thuật môi trường
- • Khoa XD CT Biển & Dầu khí
- • Khoa Đào tạo quốc tế
- • Ban Quản lý và Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao
- • Khoa Lý luận chính trị
- • Bộ môn Ngoại ngữ
- • Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng
-
- • Phòng Quản lý Đào tạo
- • Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên
- • Phòng Truyền thông & Tuyển sinh
- • Phòng Khoa học - Công nghệ
- • Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục
- • Thư viện trường Đại học Xây dựng Hà Nội
- • Phòng Thanh tra – Pháp chế
- • Phòng Tổ chức Cán bộ
- • Phòng Hành chính Tổng hợp
- • Phòng Tài vụ
- • Phòng Hợp tác Quốc tế
- • Phòng Quản trị - Thiết bị
- • Phòng Quản lý đầu tư
- • Phòng Bảo vệ
- • Phòng Y tế
- • Trung tâm Công nghệ Thông tin & Cơ sở dữ liệu
- • Ban Quản lý Ký túc xá
- • Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
-
-
-
- • Trung tâm hợp tác đào tạo và Tư vấn quốc tế
- • Viện Cảng - Kỹ thuật hàng hải
- • Viện Địa kỹ thuật và Công trình
- • Viện Khoa học và Công nghệ Công trình thủy
- • Viện Khoa học và Công nghệ Cơ điện Xây dựng
- • Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường
- • Viện Kỹ thuật Công trình xây dựng
- • Viện Công nghệ Cao Việt - Nhật
- • Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị
- • Viện Quy hoạch và Kỹ thuật giao thông vận tải
- • Viện Quản lý Đầu tư Xây dựng
- • Viện Tin học Xây dựng
- • Viện Xây dựng Công trình biển
-
-
-
-
Giới thiệu
Tên Tiếng Anh: Faculty of Coastal and Offshore Engineering
Bộ môn trực thuộc
- Cơ sở Kỹ thuật xây dựng Công trình biển và Công trình ven biển
- Kỹ thuật xây dựng Công trình biển và Đường ống bể chứa
Lịch sử phát triển
Ngày 01/10/1987 |
Mở lớp Cao học chuyên ngành Xây dựng công trình biển (khoá 1) tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội, do GS. Phạm Khắc Hùng chủ trì, dưới sự bảo trợ của Hội cảng - Đường thuỷ - Thềm lục địa (Thuộc Tổng Hội Xây dựng Việt Nam); Lớp này đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo thừa nhận là lớp Đào tạo Sau đại học dưới hình thức Cao học (cấp bằng Thạc sĩ kỹ thuật) đầu tiên ở Việt Nam làm tiền đề cho sự ra đời của một chuyên ngành kỹ sư mới tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội. |
Ngày 10/3/1988 |
Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng đã quyết định cho lập Bộ môn “Kỹ thuật xây dựng công trình biển” do GS. Phạm Khắc Hùng làm Chủ nhiệm Bộ môn (tại quyết định số 173/TCXD), để đào tạo chuyên ngành “Xây dựng Công trình biển & Dầu khí”. Ngày 10/3/1988 đã chính thức đi vào lịch sử của ngành “Xây dựng Công trình biển” tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội, và cho tới nay, thập kỷ đầu tiên của thế kỷ thứ 21, trường Đại học Xây dựng vẫn là nơi duy nhất đào tạo chuyên ngành Xây dựng các công trình biển (ngoài khơi) ở các bậc kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ kỹ thuật. |
Năm học 1988-1989 |
Tuyển sinh khoá đầu tiên của chuyên ngành Xây dựng Công trình biển (từ khoá 33 của trường Đại học Xây dựng), thí điểm với 15 sinh viên |
Năm học 1989-1990 |
Tuyển sinh khoá thứ 2 (tức khoá 34 trường Đại học Xây dựng), mở rộng tới 30 sinh viên |
Ngày 21/6/1991 |
Thành lập Trung tâm “Kỹ thuật xây dựng Công trình biển”, tại Quyết định số 1374/TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tên giao dịch quốc tế: CERATMER, do GS. Phạm Khắc Hùng kiêm Giám đốc Trung tâm. Trung tâm là căn cứ pháp lý để các cán bộ giảng dạy của Bộ môn Kỹ thuật Công trình biển tham gia các hoạt động Khoa học công nghệ và tư vấn theo chuyên ngành Xây dựng Công trình biển, ứng dụng các kỹ thuật mới vào thực tế sản xuất của đất nước, trọng tâm là ngành Dầu khí. |
Ngày 28/01/1994 |
Hội nghị 3 Bộ trưởng (Ông Đỗ Quốc Sam - Bộ Kế hoạch đầu tư; Ông Ngô Xuân Lộc - Bộ Xây dựng; Ông Trần Hồng Quân - Bộ Giáo dục Đào tạo) với Ban Giám hiệu trường Đại học Xây dựng Hà Nội trao đổi về Đề án thành lập Viện Xây dựng Công trình biển, do GS. Phạm Khắc Hùng đề xuất. |
Ngày 11/6/1996 |
Thành lập Viện Đào tạo - Nghiên cứu - Ứng dụng Kỹ thuật xây dựng Công trình biển (gọi tắt là Viện Xây dựng Công trình biển, tên quốc tế ICOFFSHORE), đây là hình thức Viện có chức năng đào tạo (như 1 khoa ở trong trường Đại học) đầu tiên trong hệ thống các trường Đại học ở Việt Nam, với mục tiêu gắn nhiệm vụ đào tạo với các hoạt động khoa học công nghệ đối với các thầy giáo. |
Ngày 25/9/2002 |
Thành lập 2 bộ môn trực thuộc Viện Xây dựng Công trình biển tại Quyết định của Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội số 752/2002/QĐ-TCCB: - Bộ môn Cơ sở Kỹ thuật xây dựng Công trình biển và Công trình ven biển, Trưởng bộ môn: PGS. TS Phan Ý Thuận. - Bộ môn Kỹ thuật xây dựng Công trình biển và Đường ống bể chứa, Trưởng bộ môn: ThS. Đào Triệu Kim Cương. |
Từ năm học 2005-2006 |
Tuyển sinh khoá 1 chuyên ngành mới "Kỹ thuật xây dựng Công trình biển và Trên sông" thuộc Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (P.F.I.E.V - Programme de Formation d’Ingénieurs d’Excellence au Vietnam); do Viện Xây dựng Công trình biển chủ trì, kết hợp với Bộ môn Cảng đường thuỷ và Bộ môn Thuỷ công và Thuỷ điện - Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội. |
Tháng 02/2006 |
Hội đồng Khoa học trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã thông qua đề án Thành lập ngành “Xây dựng Công trình ven biển” thuộc Viện xây dựng công trình biển ; trên thực tế đã tuyển sinh chuyên ngành này từ năm học 2005 - 2006. |
Năm 2014 |
Tách Viện Xây dựng Công trình Biển (ICOFFSHORE) theo đề án 115 thành Khoa Xây dựng Công trình biển và Dầu khí (FCOFFSHORE) với chức năng chính là đào tạo các bậc đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và Viện Xây dựng Công trình biển (ICOFFSHORE) với chức năng chính là nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào sản xuất. |
Lãnh đạo qua các thời kì
Viện trưởng đầu tiên (1994 - 1999) |
GS. Phạm Khắc Hùng |
|
Viện trưởng (2000 - 2004) |
PGS. TS Phan Ý Thuận |
|
Viện trưởng (2005 - 2014) |
PGS. TS Đinh Quang Cường |
|
Trưởng khoa (2014 - 2015) |
PGS. TS Đinh Quang Cường |
|
Trưởng khoa (2015 – nay) |
TS. Mai Hồng Quân |
Tổ chức nhân sự
LÃNH ĐẠO KHOA
TS. Mai Hồng Quân Trưởng khoa |
|
PGS.TS Phạm Hiền Hậu Phó trưởng khoa |
ThS. Dương Thanh Quỳnh Phó trưởng khoa |
LÃNH ĐẠO BỘ MÔN
Chương trình đào tạo
Đào tạo bậc Đại học
Đào tạo tập trung, thời gian đào tạo 5 năm, bao gồm các khối kiến thức:
- Chương trình đào tạo mang tính khoa học, hiện đại, cập nhật theo sự phát triển của kỹ thuật trong lĩnh vực Công trình biển, Dầu khí, dễ dàng học song bằng với các ngành Xây dựng Công trình Xây dựng Dân dụng, Kinh tế xây dựng và các ngành xây dựng công trình khác.
CƠ HỘI NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP
Đạo tạo Sau đại học
- Đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành “Xây dựng Công trình biển”, mã số 60 58 45
- Đào tạo Tiến sỹ chuyên ngành “Xây dựng Công trình biển” mã số 62 58 45 01
Các công trình do kỹ sư khoa Xây dựng Công trình biển và kỹ sư Xây dựng Công trình ven biển thực hiện
Các giàn cố định bằng thép phục vụ khai thác dầu khí ở mỏ Bạch Hổ
Giàn khoan và khai thác dầu khí dạng bán chìm, khai thác ở vùng biển sâu
Bể chứa nổi khai thác chứa đựng và rót dầu (FSO/FPSO)
Vận chuyển khối thượng tầng giàn Hải Thạch từ bãi lắp ráp ven bờ ra mỏ Hải Thạch ở ngoài khơi
_
Công tác hạ thủy giàn khoan tự nâng Tam Đảo ở ven bờ– giàn tự nâng đầu tiên do Việt Nam chế tạo
Các trạm phong điện ven bờ biển – chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam
Tổng hợp các dạng công trình biển phục vụ khai thác dầu khí đã và sẽ xây dựng ở Việt Nam 1, 2, 3, 10. Giàn cố định bằng thép 4,5,6,7,8. Giàn bán chìm có dây neo 9. Kho chứa dầu nổi Dưới đáy biển là đường ống biển, trạm quản lý đầu giếng
Vận chuyển, lắp đặt các công trình biển từ khu căn cứ dịch vụ dầu khí ở ven biển Vũng Tàu ra các mỏ dầu ngoài khơi
Đèn hải đăng, nhà giàn DK bảo vệ chủ quyền Tổ Quốc ở quần đảo Trường Sa
Đê chắn sóng, cảng dầu khí và nhà máy lọc dầu ở Dung Quất
Hệ thống bể chứa dầu khí ở Dung Quất
Công trình phục vụ cho đóng tàu trong nhà máy đóng tàu và các công trình trong căn cứ chế tạo giàn khoan (ở Nam Triệu – Hải Phòng và Vũng Tàu)
Công trình cảng giao thông và công trình khu neo đậu tàu tránh trú bão & phục vụ nghề cá
Công trình bảo vệ bờ biển và công trình dịch vụ ven biển
Thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp
Thi công các công trình dân dụng và công nghiệp
Nghiên cứu khoa học
Khoa Xây dựng Công trình Biển và Dầu khí – FCOFFSHORE (trước đây là Viện Xây dựng Công trình Biển - ICOFFSHORE ) đã đạt được những kết quả đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Những thành tựu chính trong nghiên cứu khoa học của Khoa như sau:
- Số đề tài trọng điểm cấp Nhà nước do Khoa chủ trì: 02 đề tài
- Số đề tài cấp Nhà nước do Khoa chủ trì: 04 đề tài
- Đề tài cấp Bộ và cấp Hiệp hội: hơn 10 đề tài
- Đề tài Bộ Quốc phòng: 02 đề tài
- Đề tài trọng điểm Bộ Giáo dục: 01 đề tài
- Đề tài cấp Trường: 4-8 đề tài/năm
- Đề tài Chuyển giao công nghệ: 02 đề tài
Các đề tài do Khoa chủ trì đảm bảo tiến độ và chất lượng tốt, có đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ được nghiệm thu loại xuất sắc. Ngành Xây dựng Công trình Biển mang tính đặc thù, phải giải quyết các bài toán công trình chịu tác động của sóng và nghiên cứu tìm hiểu các phương tiện phục vụ thi công trong điều kiện ở Việt Nam.
Một số hình ảnh hoạt động
Hoạt động thể dục thể thao, sinh viên tình nguyện của sinh viên Viện Xây dựng Công trình Biển
Sinh viên Công trình Biển thực tập công nhân tại các công trường xây dựng
Sinh viên Công trình Biển thực tập khí tượng thủy văn tại trạm Khí tượng Hải văn Hòn Dáu
Sinh viên Xây dựng Công trình Biển học tập, nghiên cứu khoa học và bảo vệ đồ án tốt nghiệp
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Thí nghiệm mô hình hạ thuỷ khối chân đế dàn khoan
Đề tài trọng điểm cấp nhà nước KC.09-16 được nghiệm thu loại Suất Xắc (2005)
a) Hạ thuỷ khối chân đế dàn khoan nước sâu b) Kéo, vận chuyển dàn bán chìm
Thí nghiệm mô hình Đề tài cấp nhà nước KC.09-15/06/2010 được nghiệm thu loại Suất Xắc
Nghiệm thu đề tài cấp nhà nước KC.09.15/06-10 (Nghiệm thu loại Xuất sắc)
Khảo sát hiện trạng các dàn khoan Mỏ Bạch Hổ
Công trình đèn biển - Quần đảo Trường Sa
Đề tài cấp Bộ được nghiệm thu loại suất xác và ứng dụng ngay vào thực tế
Đặt mẫu thí nghiệm chống ăn mòn tại đảo Trường Sa
Đề tài Bộ Quốc Phòng đang triển khai
Thí nghiệm mô hình lan truyền sóng vào đảo Trường Sa
Đề tài Bộ Quốc Phòng đang triển khai
Thiết kế Tháp Truyền hình Hải Phòng và Dự án Âu tàu Bình Tiên - Khoa Xây dựng Công trình Biển
thiết kế các hạng mục chính: đê chắn sóng, kè bờ biển, kè đảo, bến tàu ...
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương án chống xói lở ở bờ Biển Tây Bán đảo Cà Mau” đã bắt đầu được tiến hành áp dụng vào thực tế ở xã Khánh Tiến – huyện U Minh – tỉnh Cà Mau
Hợp tác quốc tế
Bureau Veritas (France) Trường ĐH Trung tâm Paris (ECP)
Doris Engineering (France) Floating Structure Association of Japan
Sea Technology – AMOG Cons. (Australia) School of Civil Engineering (Texas, USA)
Liên hệ
|
KHOA XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN VÀ DẦU KHÍ FACULTY OF COASTAL & OFFSHORE ENGINEERING Phòng 405 nhà A1 – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Số 55 đường Giải Phóng – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội ĐT: (+84.24) 3869 1140 Fax: (+084.24) 3869 9698 Website: http://icoffshore.com.vn; https://congtrinhbien.huce.edu.vn/ |