- • Lời chào mừng của Hiệu trưởng
-
-
-
- • Sơ đồ tổ chức
- • Hội đồng trường
- • Ban giám hiệu
- • Hội đồng Khoa học và Đào tạo
-
-
- • Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp
- • Khoa Cầu Đường
- • Khoa Kiến trúc & Quy hoạch
- • Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng
- • Khoa Vật liệu xây dựng
- • Khoa Công trình thủy
- • Khoa Cơ khí
- • Khoa Công nghệ thông tin
- • Khoa Kỹ thuật môi trường
- • Khoa XD CT Biển & Dầu khí
- • Khoa Đào tạo quốc tế
- • Ban Quản lý và Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao
- • Khoa Lý luận chính trị
- • Bộ môn Ngoại ngữ
- • Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng
-
- • Phòng Quản lý Đào tạo
- • Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên
- • Phòng Truyền thông & Tuyển sinh
- • Phòng Khoa học - Công nghệ
- • Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục
- • Thư viện trường Đại học Xây dựng Hà Nội
- • Phòng Thanh tra – Pháp chế
- • Phòng Tổ chức Cán bộ
- • Phòng Hành chính Tổng hợp
- • Phòng Tài vụ
- • Phòng Hợp tác Quốc tế
- • Phòng Quản trị - Thiết bị
- • Phòng Quản lý đầu tư
- • Phòng Bảo vệ
- • Phòng Y tế
- • Trung tâm Công nghệ Thông tin & Cơ sở dữ liệu
- • Ban Quản lý Ký túc xá
- • Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
-
-
-
- • Trung tâm hợp tác đào tạo và Tư vấn quốc tế
- • Viện Cảng - Kỹ thuật hàng hải
- • Viện Địa kỹ thuật và Công trình
- • Viện Khoa học và Công nghệ Công trình thủy
- • Viện Khoa học và Công nghệ Cơ điện Xây dựng
- • Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường
- • Viện Kỹ thuật Công trình xây dựng
- • Viện Công nghệ Cao Việt - Nhật
- • Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị
- • Viện Quy hoạch và Kỹ thuật giao thông vận tải
- • Viện Quản lý Đầu tư Xây dựng
- • Viện Tin học Xây dựng
- • Viện Xây dựng Công trình biển
-
-
-
-
Giới thiệu
Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp
Khoa Xây dựng được thành lập từ ngày 6 tháng 3 năm 1956, là một trong 4 khoa đầu tiên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sự lớn mạnh của Khoa Xây dựng dẫn đến việc tách ra để thành lập Trường Đại học Xây dựng theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ ngày 8 tháng 8 năm 1966. Khoa Xây dựng được lấy tên là Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp. Hiện nay Khoa có số lượng sinh viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh lớn nhất Trường. Với lực lượng gồm 130 cán bộ giảng dạy, trong đó có 8 giáo sư, 18 phó giáo sư, 32 tiến sỹ và 80 thạc sỹ, Khoa luôn đi đầu trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất.
Khoa có quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường đại học hàng đầu ở SNG (Liên Xô cũ), Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hiệp hội nhà cao tầng thế giới (CTBUH). Nhiều cựu sinh viên của Khoa là những kỹ sư thành đạt, nhiều người đã và đang giữ các trọng trách cao của Nhà nước và các doanh nghiệp.
Lịch sử phát triển
Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp đã hình thành và phát triển qua hai thời kỳ. Thời kỳ đầu (1956 - 1966) ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, là tiền thân của trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Thời kỳ sau, từ 1966 đến nay, là một khoa của trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Thời kỳ đầu: 1956 -1966
- Khoa có tên là khoa Xây dựng, thành lập tháng 3 năm 1956, là một trong 4 khoa đầu tiên của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Đầu tiên Khoa đào tạo ba chuyên nghành: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp (gọi tắt là Xây dựng ), Cầu đường và Thủy lợi. Trong 10 năm sau đó, Khoa đã lần lượt mở thêm các ngành: Thông gió và Cấp thoát nước, Kiến trúc quy hoạch, Cảng, Máy Xây dựng.
- Thời kỳ 1956 - 1959 số lượng thầy giáo của khoa còn quá ít, ban đầu chỉ có 8 người, sau tăng dần lên 30 người, tổ chức thành vài bộ môn ghép (mỗi bộ môn phụ trách một số môn học).
- Từ 1959 trở đi, số cán bộ được bổ sung (chủ yếu từ sinh viên khóa 1), Khoa tổ chức thành các bộ môn theo môn học.
- Quá trình phát triển, Khoa thành lập thêm các bộ môn mới: Cảng, Quy hoạch đô thị, Thông gió cấp thoát nước, Vật lý kiến trúc, Máy xây dựng.
- Sự lớn mạnh của khoa Xây dựng dẫn đến việc tách ra thành lập trường Đại học Xây dựng vảo tháng 8 năm 1966.
Thời kỳ từ năm 1966 đến nay
- Tên gọi: Sau khi thành lập Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, theo các chuyên ngành chuyên môn phân chia ra các khoa. Khoa Xây dựng trước đây chỉ giữ lại chuyên nghành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp và Khoa lấy tên là: KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP.
Thành tựu
- Liên tục đạt Tập thể lao động xuất sắc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo trong nhiều năm liền.
- Liên tục có các cá nhân nhận Bằng khen Chiến sỹ thi đua cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Liên tục nhận Bằng khen tập thể công đoàn xuất sắc từ Ban chấp hành công đoàn Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chức năng và nhiệm vụ
Hê chính quy
- Thời gian đầu đào tạo hai ngành: Kỹ sư Xây dựng và Kỹ sư Kết cấu. Năm 1969, Trường mở các lớp đặc biệt đào tạo giáo viên cho các trường kỹ thuật dạy các môn Sức bền vật liệu và Hình họa, lớp “Sức bền” do Khoa Xây dựng quản lý.
- Năm 1970, Khoa mở ngành kỹ sư công trình, đào tạo chuyên sâu về lý thuyết, gọi là lớp “Công trình 14”.
- Năm 1973, Khoa nhận một lớp đã tốt nghiệp ngành Hóa của Đại học Bách Khoa để đào tạo bằng hai về chuyên ngành Xây dựng (lớp XD14 Hóa). Đó là những kỹ sư được đào tạo bằng 2 có hệ thống, lần đầu tiên ở trường.
- Năm 1974, Khoa nhận 2 lớp sinh viên từ Đại học Nông nghiệp chuyển đến để đào tạo tiếp thành kỹ sư Xây dựng (lớp Xây dựng Nông nghiệp 15 và Xây dựng Nông nghiệp 16).
- Việc đào tạo hai ngành Xây dựng và Kết cấu kéo dài đến khóa 25 (1981), về sau nhập hai ngành làm một .
- Từ năm 1994 (khóa 39) đến nay, Khoa quản lý thêm lớp Xây dựng Pháp ngữ. Đó là một trong những lớp đại học đầu tiên được học và làm đồ án tốt nghiệp bằng ngoại ngữ tiếng Pháp.
- Từ năm 2010 (khóa 55), Khoa mở thêm lớp Xây dựng Anh ngữ, các sinh viên được học và làm đồ án tốt nghiệp bằng ngoại ngữ tiếng Anh. Đây cũng là lớp dạy bằng Anh ngữ đầu tiên của trường.
- Từ năm 1995, Khoa tổ chức đào tạo bằng hai “Bằng hai” và hệ “Song bằng”. Khoa Xây dựng là đơn vị tiên phong đứng ra tổ chức đào tạo đại học bằng hai về chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp cho kỹ sư đã tốt nghiệp ngành khác. Cũng là lần đầu tiên ở trường, Khoa tổ chức cho sinh viên các ngành khác học “Song song hai chuyên ngành”, trong đó chuyên ngành thứ hai là Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp (song bằng)
- Từ năm 2005, Khoa nhận quản lý và đào tạo các lớp “Liên thông” đã tốt nghiệp Cao đẳng Xây dựng.
- Hiện nay số sinh viên chính quy tại trường do Khoa quản lý trung bình là khoảng 3000 sinh viên, trong đó có 5 lớp Xây dựng Pháp ngữ (XF) và 10 lớp Xây dựng Anh ngữ (XE).
Hệ vừa làm vừa học
- Các lớp do trường tổ chức hoặc do liên kết đào tạo với các đơn vị khác. Khối lượng đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học (trong cả 3 miền, từ Cao Bằng, Quảng Ninh đến Đắc Lắc, Bình Thuận…) không hề thua kém khối lượng đào tạo đại học hệ chính quy tại trường.
Hệ sau đại học
- Khoa là một trong những nơi đầu tiên mở hệ đào tạo sau đại học. Năm 1973 mở lớp “Bổ túc Kỹ Sư khóa 1”, sau đó là các lớp Khóa 2, Khóa 3. Đó là tiền thân các lớp cao học sau này.
- Từ năm 1988, Khoa tham gia đào tạo lớp cao học đầu tiên. Hàng năm Khoa phối hợp đào tạo, tổ chức cho nhiều học viên làm, bảo vệ luận văn thạc sỹ (mỗi năm từ 50 đến trên 100 học viên). Việc đào tạo Cao học cũng trải rộng ra trên nhiều tỉnh, thành ở 3 miền: Hải Phòng, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Vũng Tàu.
- Đào tạo Tiến Sỹ: đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức của khoa
Ban chủ nhiệm khoa nhiệm kỳ 2019 - 2024
Trưởng khoa PGS.TS Phạm Thanh Tùng |
Phó Trưởng khoa GS.TS Trần Minh Tú |
Phó Trưởng khoa PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuấn |
Lãnh đạo các bộ môn
TT |
Bộ môn |
Trưởng Bộ môn |
1 |
Cơ học lý thuyết |
ThS. Phạm Minh Vương |
2 |
Sức bền vật liệu |
PGS.TS Trần Minh Tú |
3 |
Cơ học kết cấu |
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành |
4 |
Công trình thép gỗ |
PGS.TS. Vũ Anh Tuấn |
5 |
Công trình bê tông cốt thép |
PGS.TS. Nguyễn Trường Thắng |
6 |
Thí nghiệm và kiểm định công trình |
PGS.TS. Nguyễn Trung Hiế |
7 |
Công nghệ và quản lý xây dựng |
PGS.TS. Hồ Ngọc Khoa |
Viện Kỹ thuật công trình xây dựng
- Viện trưởng: PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuấn
- Viện phó: ThS. Đoàn Việt Anh
- Viện phó: ThS. Cao Tuấn Anh
Phòng Thí nghiệm và Kiểm định công trình
- Trưởng phòng: TS.Nguyễn Trung Hiếu
Phòng Thí nghiệm Sức bền Vật liệu
- Trưởng phòng: TS.Chu Thanh Bình
Đội ngũ cán bộ
- Hiện nay, khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp có 125 cán bộ giảng dạy với 7 bộ môn chuyên ngành. Trong đó có : 4 Nhà giáo ưu tú, 9 Giáo sư - Tiến sỹ, 27 Phó giáo sư - Tiến sỹ, 50 Tiến sỹ.
Mục tiêu đào tạo
- Khối chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Mục tiêu đào tạo của Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp là đào tạo kỹ sư xây dựng với kiến thức chuyên sâu về thiết kế, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư có khả năng thiết kế, tổ chức, giám sát, kiểm soát và quản lý thi công và quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp, bao gồm các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao như nhà cao tầng, nhà thi đấu, sân vận động, tháp truyền hình, bể chứa.
- Hiện tại có hơn 50 lớp Xây dựng (5 khóa) với khoảng 3000 sinh viên chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp.
- Khối chuyên ngành xây dựng Anh ngữ
- Thành lập năm 2009 theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Là chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp của trường Đại học Xây dựng. Các môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh với đội ngũ giảng viên có trình độ cao về chuyên môn và tiếng Anh. Từ năm thứ nhất đến năm thứ năm, sinh viên sẽ được học liên tục tiếng Anh nâng cao do các giảng viên trong và ngoài nước đảm nhiệm. Cuối khóa học, sinh viên sẽ làm đồ án tốt nghiệp và bảo vệ đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Anh.
- Đến nay, khoa Xây dựng đã tuyển sinh được 8 khóa XE với hơn 700 sinh viên chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp được đào tạo bằng tiếng anh, trong đó hơn 250 sinh viên đã tốt nghiệp, trở thành các kỹ sư anh ngữ làm việc trong các công ty xây dựng của nước ngoài, lien doanh với nước ngoài và các tập đoàn xây dựng lớn trong nước.
- Khối chuyên ngành xây dựng Pháp ngữ
- Thành lập năm 1994 theo Hiệp định hợp tác giữa trường Đại học Xây dựng với Tổ chức Đại học Cộng đồng Pháp ngữ (Agence Universitaire de la Francophonie - AUF)
- Là chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp của trường Đại học Xây dựng. Các môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Pháp với đội ngũ giảng viên có trình độ cao về chuyên môn và tiếng Pháp. Từ năm thứ nhất đến năm thứ năm, sinh viên sẽ được học liên tục tiếng Pháp nâng cao do các giảng viên trong và ngoài nước đảm nhiệm. Cuối khóa học, sinh viên sẽ làm đồ án tốt nghiệp và bảo vệ đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Pháp.
- Với 25 năm thành lập và phát triển, đã có gần 700 kỹ sư Pháp ngữ đã tốt nghiệp; trong đó có gần 300 sinh viên đã và đang theo học Thạc sỹ tại Pháp và các nước Pháp ngữ; hơn 200 đã và đang làm Tiến sỹ tại Pháp và các nước thuộc cộng đồng Pháp ngữ.
Nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu khoa học sinh viên:
+ Năm học 2015-2016: 28/43 - số đề tài đạt giải/số đề tài nghiệm thu (65%)
+ Năm học 2016-2017: 28/35 (80%)
+ Năm học 2017-2018: 28/35 (80%)
- Thi Olympic sinh viên toàn quốc:
+ Năm học 2015-2016: đạt 42/62 giải cá nhân toàn trường
+ Năm học 2016-2017: đạt 35/63 giải cá nhân toàn trường
+ Năm học 2017-2018: đạt 50/107 giải cá nhân toàn trường
- Nghiên cứu khoa học của giảng viên:
+ Năm học 2015-2016: 17 đề tài cấp trường, 2 đề tài cấp Bộ
+ Năm học 2016-2017: 20 đề tài cấp trường, 4 đề tài cấp Bộ
+ Năm học 2017-2018: 29 đề tài cấp trường , 2 đề tài cấp Bộ
Một số hình ảnh hoạt động
- Hoạt động phong trào sinh viên
Đại hội Liên chi đoàn Khoa XD DD&CN nhiệm kỳ 2014-2017
Đội tuyển Olympic CHKC tại lễ trao giải thưởng Olympic
Hội đồng bảo vệ NCKHSV Khoa XD
Sinh viên Phạm Trung Hiếu (55XE) đạt giải thưởng CSC năm 2014
Giải kéo co sinh viên Khoa Xây dựng (T12/2014)
Giải bóng đá sinh viên Khoa Xây dựng (T3/2015)
Tổ chức thăm quan công trình cho sinh viên K56 (T6/2015)
Đêm nhạc CKX 2015 Trường ĐHXD
- Hoạt động học thuật của khoa tổ chức
Sinh viên 55 XE bảo vệ HĐTN quốc tế
Hội thảo du học Pháp tại ĐHXD
Giao lưu sinh viên khoa XD với sinh viên ĐH Sojo
Sinh viên khoa XD tham quan NTU Singapore
Sinh viên khoa XD thực tập tốt nghiệp tại công trường
Ký kết MOA giữa Khoa XDDD và CN với COTECCONS
Liên hệ
- Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
- Văn phòng: Phòng 106 - nhà A1 - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
- Điện thoại: 0243. 869.18.31
- Website: https://xaydung.huce.edu.vn/
- Email: xaydung@huce.edu.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/khoaxaydungddvacn/