Hợp tác đào tạo quốc tế

Nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển và hội nhập, trong những năm qua trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong đó có các chương trình hợp tác, liên kết đào tạo. Hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo mở ra cơ hội tiếp cận, học tập kinh nghiệm của các nền giáo dục tiên tiến, nhờ đó nâng cao chất lượng đào tạo bao gồm cả việc nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên.

Các chương trình hợp tác, liên kết đào tạo quốc tế tiêu biểu của trường Đại học Xây dựng Hà Nội trong thời gian qua, bao gồm:

CÁC CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO DỰ BỊ ĐẠI HỌC

CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO DỰ BỊ ĐẠI HỌC VỚI CHLB ĐỨC
Chương trình liên kết đào tạo giữa trường Đại học Xây dựng Hà Nội với trường Dự bị
Đại học Nordhausen và trường Đại học Khoa học Ứng dụng Nordhausen (CHLB Đức)

Lễ tổng kết khóa IX – Chương trình liên kết đài tạo DBĐH với CHLB Đức

Các hình ảnh sinh viên Khóa IX của Chương trình tại CHLB Đức

Lễ trao tặng kỷ niệm chương cho Ngài Hiệu trưởng trường Dự bị ĐH Nordhausen (CHLB Đức) đã xây dựng và hợp tác với Chương trình từ năm 2007 đến nay

Chương trình có thể nhận đăng ký từ các trình độ A2 hoặc B1

* Điều kiện đối với học sinh tốt nghiệp PTTH quốc gia 2023: đạt 1 trong 2 ĐK sau :

1- Trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT phải thi các môn thi độc lập: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ cùng với một tổ hợp tự chọn “tổ hợp Khoa học Xã hội” hoặc “tổ hợp Khoa học Tự nhiên” bao gồm ba môn thi, tính trung bình của sáu môn thi đó phải đạt ≥ 6,5 điểm và không môn thi nào < 4,0 điểm.

2- Nếu học sinh không thỏa mãn các điều kiện nêu tại mục (1-) thì phải có bảng điểm của 01 năm Đại học được đào tạo theo một chương trình hệ chính quy của Việt Nam.

1. Chỉ tiêu đào tạo hàng năm:  20 sinh viên

2. Nhóm ngành học dự bị đại học đối tác:  Kỹ thuật, Kinh tế Xã hội.

3. Chuyên ngành đào tạo của trường đối tác:

Khoa học Máy tính, Quản trị Kinh doanh, Điện tử và tự động hóa, Quản trị công, Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Quản trị xã hội, Kỹ thuật Cơ- Điện, Môi trường, Năng lượng mới và Kỹ thuật tái chế, Dịch vụ Y tế và Xã hội,….

3. Chương trình học tập 

a.Tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Học tiếng Đức, Toán tiếng Đức, luyện thi đầu vào dự bị Đại học Nordhausen.

Thời gian học: 4 tháng hoặc 6 tháng hoặc 1 năm (phụ thuộc vào trình độ tiếng Đức đã có của học sinh) tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

b. Học tại CHLB Đức

- Học dự bị đại học tại trường Dự bị Đại học Nordhausen  01 năm.

- Học đại học chuyên ngành tại trường Đại học đối tác từ 3,5 đến 4 năm (tùy theo từng chuyên ngành).

- Bằng đại học do trường đối tác cấp.

4. Kinh phí học tập

4.1. Kinh phí tại Việt Nam :

- Học phí được chia theo cấp độ như sau:

* Học từ A1: 130.000.000 đồng/năm (Một trăm ba mươi triệu đồng).

* Học từ A2: 120.000.000 đồng/năm (Một trăm hai mươi triệu đồng).

* Học từ B1: 90.000.000 đồng/năm (Chín mươi triệu đồng).

* Học từ sau B1: 70.000.000 đồng/năm (Bảy mươi triệu đồng).

Các khoản tiền trên chưa bao gồm các phí: thi TestAS, hồ sơ APS, mở tài khoản, visa, vé máy bay, bảo hiểm, công chứng và dịch thuật hồ sơ và phí khác phát sinh.

- Giảm 5% học phí cho con của cán bộ trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

* Hình thức nộp tiền : Chuyển khoản sau khi ký hợp đồng.

4.2. Chi phí tại Đức

+ Miễn học phí.

+ Sinh hoạt phí (tiền ăn, ở, đi lại, bảo hiểm, y tế, các phí khác): Học sinh tự chi trả. Dự tính khoảng (650-800) Euro/tháng, tùy theo mức sinh hoạt ở các bang.

5. Các hỗ trợ:  Học sinh là sinh viên của trường Đại học Xây dựng Hà Nội được bảo lưu kết quả học tập ngay từ năm đầu tiên.

6. Tuyển sinh: Từ tháng 3 đến tháng 9/2023.

Hồ sơ bao gồm:     

1- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (hoặc bằng tốt nghiệp PTTH);

2- Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp PTTH;

3- Giấy báo trúng tuyển đại học (hoặc giấy báo nhập học của trường đại học);

4- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của phường/xã (theo mẫu của Chương trình);

5- Đơn đăng ký tham gia Chương trình (mẫu của Chương trình);

6- Bản cam kết giữa học sinh, phụ huynh và Chương trình (mẫu của Chương trình);

7- Hợp đồng giữa học sinh, phụ huynh và Chương trình;

8- Ảnh (4x6): 4 cái.

7. Khai giảng:  tháng 10/2023.

Thông tin chi tiết liên hệ tại :

  • Khoa Đào tạo Quốc tế (FIE)

 Tầng 1, Nhà H2 – ĐH Xây dựng Hà Nội - SĐT: (024) 3218 1583.

Email: dtqt@huce.edu.vn  -  Website:  http://dtqt.huce.edu.vn

Fanpage: facebook.com/dtqt.huce

  • Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Tư vấn Quốc tế (ICCEC)

P.506 Nhà thí nghiệm - ĐH XDHN - SĐT: (024) 3628 5371 -

Fanpage: facebook.com/TrungTamHopTacDaoTaoVaTuVanQuocTeDhxd

  • Điều phối viên CT: Mrs. Bùi Lan Anh

SĐT: 097 572 8663  - Email: anhbtl@huce.edu.vn

 

Đối tượng tuyển sinh

- Thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau:

  • Đã tốt nghiệp phổ thông trung học, không có điểm nào dưới 5 hoặc
  • Sinh viên đang học tại các trường Đại học ở Việt Nam.

Chuyên ngành đào tạo

  • Xây dựng và Môi trường; Tin học; Điện tử; Cơ khí; QLXD, Kinh tế và tài chính; Kiến trúc.

Chương trình đào tạo và cấp bằng

- Gồm 2 giai đoạn

  • Giai đoạn 1: năm đầu học tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội: học ngôn ngữ tiếng Ý và các kiến thức chuẩn bị cho việc học tập tại Ý.

  • Giai đoạn 2: tại các trường Đại học ở Italy: 3 – 3,5 năm.  Bằng tốt nghiệp do các trường ĐH tại Italy cấp.

Kinh phí

  • Một năm học tại Đại học Xây dựng Hà Nội: Sinh viên phải nộp học phí.
  • Ba năm tại Italy: Học phí thấp, có nhiều cơ hội nhận học bổng.

Đại sứ quán Ý và Ban Giám hiệu ĐHXDHN

 Lễ tiễn sinh viên chương trình Ý – Khóa 1

CÁC CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO THẠC SĨ
  • Bắt đầu đào tạo từ năm 2008.
  • Là một trường nổi tiếng trên thế giới và châu Á, riêng khoa Xây dựng xếp thứ 28 trong số các trường có đào tạo về lĩnh xây dựng trên toàn thế giới.

Chỉ tiêu tuyển sinh

  • Mỗi khóa tuyển đối đa 20 học viên cho 2 chuyên ngành (10 học viên/ ngành)

Chuyên ngành đào tạo:

  • Xây dựng công trình (SE); Quản lý dự án Xây dựng (CEM).

Hình thức và thời gian đào tạo

  • Học hoàn toàn bằng tiếng Anh trong cả 2 năm theo Chương trình ThS của trường NTU- Đài Loan
  • Năm thứ nhất học tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội
  • Năm thứ hai học và làm luận văn tại Đại học quốc gia Đài Loan (NTU)
  • Bằng thạc sĩ do trường Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU) cấp.

Điều kiện tham dự xét tuyển

  • Tốt nghiệp trường ĐHXDHN hoặc các trường ĐH kỹ thuật có chuyên ngành tương đương.

Học viên sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội được học tiếp Tiến sĩ, làm việc trong các tổ chức quốc tế, dễ thăng tiến và thu nhập cao.

Ảnh chụp lễ tốt nghiệp sinh viên NTU

Khóa 6 tại Đài Loan

Lễ khai giảng chương trình NTU khóa 3

Tại ĐHXD

Giới thiệu chung

  • Chương trình bắt đầu đào tạo từ năm 2010.
  • Đại học Tổng hợp Liege là một trường Đại học công lập của Vương quốc Bỉ và xếp thứ 91 trong các trường hàng đầu trên thế giới. Trường có nhiều chi nhánh và hợp tác với nhiều trường Đại học trên thế giới.

Chỉ tiêu tuyển sinh:

  •  Mỗi khóa tuyển đối đa 25 học viên

Hình thức và thời gian đào tạo 

- Học hoàn toàn bằng tiếng Anh, theo chương trình của Trường QL HEC-Ulg thuộc ĐH Liège

  • Giai đoạn 1:

+ Chuyên ngành đào tạo: Quản lý Công nghiệp

+ Học năm thứ nhất tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội do Giảng viên Bỉ và Giảng viên Việt Nam giảng dạy. Kết thúc giai đoạn 1 học viên được cấp bằng Thạc sĩ Thực Hành Quản lý Công nghiệp  bậc 1 năm và trường Đại học Xây dựng Hà Nội cấp Chứng chỉ Sau đại học cùng chuyên ngành.

  • Giai đoạn 2:

+ Chuyên ngành đào tạo: Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management); Quản lý và Điều hành năng lực doanh nghiệp (Performance Management and Control); Quản lý tài chính (Financial Management).

+ Học năm thứ hai tại trường HEC-Ulg (Liège - Bỉ) theo chương trình đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật Quản lý. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2 học viên được cấp bằng Thạc sĩ Kỹ thuật Quản lý của trường ĐH Liege.

Điều kiện xét tuyển: Tốt nghiệp các trường đại học khối kỹ thuật và các trường đại học khối kinh tế.

Lợi ích: Có cơ hội nhận học bổng toàn phần trong thời gian học tại Bỉ.

Lễ trao bằng Thạc sỹ giữa ĐH Liege Bỉ và ĐHXDHN - Tháng 3/2015

Nhập học giai đoạn 2 tại Bỉ - Khóa 4

 

 

I. ƯU ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Trường ĐH khoa học Ứng dụng Leipzig (HTWK Leipzig) là một trong những trường đại học lớn của nước Đức, lớn nhất bang Saxony (Đức)

- Học viên được học trong môi trường đào tạo tiên tiến, hiện đại, nền giáo dục cao, đảm bảo chất lượng.

- Được một tổ chức phi học thuật của Đức (IBK - đã ký kết hợp tác với ĐHXD) tư vấn và hỗ trợ các thủ tục khi sang Đức cũng như trong suốt quá trình học tập tại Đức như: thủ tục nhập học, hồ sơ ÁPS, Visa, bố trí nhà ở, mở tài khoản ngân hàng, xin thẻ cư trú, bảo hiểm,đón tại sân bay…

- Học viên không phải thi tuyển, chỉ nộp hồ sơ và tham gia phỏng vấn.

- Phần lớn các môn học được học trong năm thứ nhất tại ĐHXD, đỡ áp lực, nhiều thuận lợi

- Thời gian gián đoạn công tác và gia đình ngắn (10 tháng)

- Học phí và chi phí sinh hoạt tại Đức thấp so với nhiều nước châu Âu. Có cơ hội thăm quan các nước châu Âu,cơ hội làm thêm và kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

II. THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH

- Mỗi khóa tuyển 25 học viên – Chuyên ngành Xây dựng công trình

- Năm thứ nhất học tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội theo các môn của ĐHXD mà trường HTWK đã công nhận tương đương do giảng viên ĐHXD đảm nhiệm. Năm thứ hai học thêm một số môn theo chương trình của khoa Xây dựng trường HTWK Leipzig – CHLB Đức và làm luận văn Thạc sĩ.

- Cả hai năm, học hoàn toàn bằng tiếng Anh.

- Bằng Thạc sĩ Khoa học do trường HTWK Leipzig cấp

- Tuyển sinh toàn quốc, học viên đã tốt nghiệp đại học trong các trường kỹ thuật (các ngành liên quan đến xây dựng cơ bản, giao thông, cầu đường, thủy lợi) tại Việt Nam hoặc các trường ĐH quốc tế tương đương.

- Tiếng Anh bằng B2 theo qui định của bộ GD&ĐT VN (tương đương TOEIC 600 hoặc IELTS 5.5)

- Thời gian nhận đăng ký và nộp hồ sơ dự tuyển từ tháng 3 hàng năm. Sơ tuyển đợt 1 tháng 4 hoặc T5

- Phỏng vấn và xét tuyển dự kiến vào tháng 8 hoặc tháng 9 hàng năm tại Trư­ờng Đại học Xây dựng Hà Nội.

- Thời gian học tập (10 tháng /năm):  bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 7 năm sau.

- Sinh viên tự chi trả học phí và sinh hoạt phí cả 2 năm.

III. LIÊN HỆ:

Trung tâm Hợp tác Đào tạo và T­ư vấn Quốc tế - ĐHXDHN (ICCEC) - Tầng 5 Nhà Thí nghiệm 9 tầng 

ĐT: (04) 36285371              Email : iccec.huce.hn@gmail.com       Website: http://Daotaoquoctedhxd.edu.vn

Cô Đào Tăng Kiệm – Điều phối viên chương trình - Mobile : 0912818033           Email : Kiemdt@huce.edu.vn

Cơ sở

  • Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ giữa Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và Trường Đại học Saitama (Nhật Bản) được thực hiện theo Quyết định số 2378/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 08/7/2015.

Chuyên ngành đào tạo

  • Khoa học Môi trường và Kỹ thuật Xây dựng cho các lĩnh vực: Xây dựng; Cầu Đường; Môi trường; Cảng biển; Quy hoạch giao thông

Loại hình đào tạo

  • Năm thứ nhất tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội: Học 6 môn (10 tín chỉ).
  • Năm thứ hai tại Trường Đại học Saitama.

Đối tượng tuyển sinh

  • Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học, đạt trình độ tiếng Anh B2

Hình thức tuyển sinh

  • Xét tuyển năm thứ nhất tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
  • Đáp ứng các tiêu chí tuyển sinh ở trên;
  • Qua vòng phỏng vấn bằng tiếng Anh của Ban tuyển sinh Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

Nguyên tắc xét tuyển đi học năm thứ 2 tại Trường Đại học Saitama

  • Thi đỗ các môn học trong thời gian đào tạo tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội;
  • Qua vòng phỏng vấn của Ban tuyển sinh Trường Đại học Saitama;
  • Gửi đề xuất đề tài đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật cho Trường Đại học Saitama;
  • Đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Trường Đại học Saitama.

Chỉ tiêu đào tạo và văn bằng

  • Số lượng: 5 học viên/năm(Bằng Thạc sỹ sẽ do Trường Đại học Saitama cấp)

Học phí

  • Năm thứ nhất tại Trường Đại học Xây dựng: Học viên đóng các khoản lệ phí theo quy định của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
  • Năm thứ hai tại Trường Đại học Saitama: Học viên đóng các khoản lệ phí theo quy định của Trường Đại học Saitama.

Hỗ trợ tài chính

Học viên tham gia chương trình này sẽ được Nhà trường hỗ trợ thủ tục xin học bổng:

  • 01 học viên cho chương trình học bổng MEXT (Monbusho) cho năm thứ 2 tại Nhật Bản;
  • 01 học viên cho chương trình học bổng của Ngân hàng Phát triển Châu Á- ADB (Học viên phải có 02 năm kinh nghiệm);
  • Đề án 599 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Xin miễn giảm học phí cho năm thứ hai tại Nhật Bản.

Địa chỉ liên hệ nơi tiếp nhận đăng ký và thụ lý hồ sơ:

  • Ms. Nguyễn Thị Hường, P.HTQT,P.110, nhà A1, Trường ĐHXDHN
  • Tel: 04 3869 9403; 0982 241 274,E-mail: huongnt1@huce.edu.vn

Làm việc với Khoa Xây dựng trường Đại học Saitama

Thỏa thuận hợp tác “Dự án xúc tiến phát triển nguồn nhân lực Nhật – Việt” được ký kết vào ngày 31/7/2015 giữa Trường Đại học Xây dựng Hà Nội với các đối tác Nhật Bản như Học viện Nhật ngữ Alpha, Công ty TNHH Kỹ thuật Kết cấu Nippon và Tổ chức Phi lợi nhuận MPKEN.

Các thành viên tham gia lễ ký kết

Theo nội dung của biên bản ghi nhớ, Dự án “Dự án Xúc tiến Phát triển nguồn nhân lực Nhật – Việt” này sẽ được các bên phối hợp thực hiện dưới hình thức tổ chức khóa học tiếng Nhật, bồi dưỡng chuyên môn và văn hóa cho sinh viên năm cuối và cựu sinh viên của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Những sinh viên được lựa chọn tham gia chương trình, sau khi hoàn thành các khóa bồi dưỡng sẽ được giới thiệu việc làm tại Nhật Bản. Đây là chương trình hợp tác mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong việc tạo thêm nguồn nhân lực chất lượng cao vừa có chuyên môn và cả ngoại ngữ.

Để triển khai các nội dung đã ký kết, ngày 28/08/2015, Nhà trường đã kết hợp với các đối tác Nhật Bản tổ chức thành công buổi giới thiệu “Chương trình đào tạo tiếng Nhật, nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm tại Nhật Bản” cho gần 100 sinh viên và cựu sinh viên của Nhà trường.

Sinh viên chụp ảnh lưu niệm với các chuyên gia Nhật Bản

Sau nhiều cố gắng nỗ lực của các bên trong công tác tuyển sinh, sáng ngày 12/10/2015 tại Hội trường tầng 1 nhà G3 đã diễn ra Lễ khai giảng Khóa 1 lớp tiếng Nhật năm 2015 cho 52 bạn sinh viên và cựu sinh viên Nhà trường được lựa chọn tham gia vào dự án này sau khi trải qua các vòng thi tuyển. Một số hình ảnh của Lễ khai giảng:

Ông Tanaka Hirokazu, Giám đốc điều hành NKE

PGS.TS. Phạm Xuân Anh, Phó Hiệu trưởng

Ông Kajiura Genki Viện trưởng Viện Alpha cùng các giáo viên

Sinh viên Ngô Văn Tùng lớp 56XE và cựu sinh viên Nguyễn Thị Huyền