-
-
- • Thêm 02 bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp cho nhóm tác giả: Thầy NV Tuấn, NC Thắng, HT Nghĩa
- • PGS.TS Đinh Quang Cường vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và công nghệ
- • Bằng độc quyền sáng chế: Quy trình chế tạo sơn silicat chịu nhiệt độ, chịu mặn, chịu ăn mòn axit, bazơ – Tác giả Lê Mạnh Cường
- • Bằng độc quyền sáng chế: Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng chịu lực sử dụng Polystyren tái chế kết hợp Cenosphere với Nano Silica và phương pháp chế tạo bê tông nhẹ cốt liệu rỗng này – Tác giả Nguyễn Công Thắng, Nguyễn Văn Tuấn, Hàn Ngọc Đức, Lê Việt Hùng.
- • Trường Đại học Xây dựng Hà Nội có ba nhà khoa học thuộc TOP 20 về giải thưởng quốc gia vinh danh Ngôi sao sáng chế dành cho chủ đơn có nhiều đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích
-
- • Hội đồng đánh giá Dự án SATREPS
- • Một số hoạt động trong khuôn khổ dự án SATREPS do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản tài trợ giai đoạn 2018 – 2023 (Tháng 6/2022)
- • Hội thảo giới thiệu dự án GEOSCIRE “Cơ sở hạ tầng dữ liệu GEOdata và khoa học công dân hỗ trợ sự phát triển bền vững cho các cộng đồng nông thôn khu vực tỉnh Quảng Nam”
- • Hội thảo khởi động Dự án và Khánh thành phòng thí nghiệm SATREPS: “Phát triển hệ thống cấp nước thích ứng với nguồn nước ô nhiễm”
Ngày 23 tháng 11 năm 2022, Bộ Khoa học và Công nghệ đã long trọng tổ chức Lễ trao tặng giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ lần thứ VI tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ là 1 trong 2 lĩnh vực của Giải thưởng Nhà nước, do Chủ tịch nước Việt Nam ký quyết định tặng thưởng cho những tác giả có một hoặc nhiều công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ cho các tác giả và đại diện của các nhóm tác giả
PGS.TS Đinh Quang Cường hiện đang là Viện trưởng Viện Xây dựng Công trình Biển – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cùng với các đồng tác giả đã vinh dự được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ với đề tài “Nghiên cứu thiết kế cơ sở, chi tiết, công nghệ chế tạo, tích hợp giàn khoan tự nâng 400 ft phù hợp với điều kiện Việt Nam và nghiên cứu phát triển, hoán cải giàn khoan dầu khí di động phục vụ phát triển kinh tế biển, an ninh quốc phòng”
Giải thưởng Chủ tịch nước trao tặng cho PGS.TS Đinh Quang Cường
PGS.TS Đinh Quang Cường là chủ nhiệm đề tài Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước: “Nghiên cứu tính toán, xây dựng quy trình thiết kế cơ sở cho giàn khoan tự nâng 400ft”, mã số SPQG.02b.01, thuộc Dự án Khoa học và công nghệ: “Nghiên cứu thiết kế cơ sở, chi tiết, công nghệ chế tạo, tích hợp giàn khoan tự nâng ở độ sâu 400ft phù hợp với điều kiện Việt Nam và nghiên cứu phát triển, hoán cải giàn khoan dầu khí di động phục vụ kinh tế biển, an ninh quốc phòng”, mã số SPQG.02b. Dự án KHCN SPQG.02b thuộc Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Nhà nước về các sản phẩm quốc gia.
Dự án KHCN “SPQG.02b” nhằm phục vụ xây dựng một công trình giàn khoan tự nâng, hoạt động ở vùng biển sâu 400ft (120 m), công trình này được đăng ký là Sản phẩm quốc gia và được Nhà nước cấp kinh phí để thực hiện nghiên cứu, Vietsovpetro đầu tư kinh phí để chế tạo và là đơn vị sử dụng sản phẩm quốc gia.
Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành Dự án KHCN “SPQG.02b”, kết quả nghiên cứu của Dự án KHCN đã được ứng dụng để chế tạo thành công giàn khoan tự nâng 400ft và bàn giao cho Vietsovpetro, hiện nay công trình đang hoạt động tốt. Thành công của Dự án KHCN “SPQG.02b” đã đưa Việt Nam vào nhóm rất ít các nước trên thế giới xây dựng thành công công trình giàn khoan tự nâng. Khẳng định được năng lực của Việt Nam trong tính toán, thiết kế, chế tạo giàn khoan tự nâng nói riêng và các công trình biển nói chung, đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật và được đăng kiểm quốc tế chấp nhận. Việc nội địa hóa một dạng công trình biển có quy mô lớn như giàn khoan tự nâng 400ft đã đem lại nhiều cơ hội để phát triển ngành xây dưngh, vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng, đem lại công việc và hiệu quả kinh tế lớn. Giàn khoan tự nâng 400ft, sau khi được bàn giao cho Vietsovpetro đã được đặt tên là TAMĐAO 05.
Để có thể xây dựng giàn khoan tự nâng TAMDAO 05, Việt Nam phải mua thiết kế cơ sở của Mỹ. Thông thường, sau khi mua thiết kế cơ sở, bên mua phải thuê chuyên gia để thực hiện tính toán lại toàn bộ hệ thống kết cấu có tích hợp hệ thống công nghệ để phục vụ thiết kế chi tiết. Nếu bên mua muốn tự thực hiện tính toán lại hệ thống kết cấu sau khi đã tích hợp hệ thống công nghệ thì kết quả tính toán phải nhận được chứng chỉ quốc tế, khi đó sản giàn khoan mới được đăng kiểm quốc tế và mới có thể được hoạt động. PGS.TS Đinh Quang Cường đã đăng ký thực nhiệm vụ tài này. Bộ Khoa học và Công nghệ đã chấp thuận để PGS.TS Đinh Quang Cường và các công sự thực hiện đề tài và cấp mã số SPQG.02b.01, là một trong 07 đề tài thuộc Dự án KHCN mang mã số “SPQG.02b”. Kết quả nghiên cứu của đề tài do PGS.TS Đinh Quang Cường chủ trì và các cộng sự thuộc Viện Xây dựng Công trình biển - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đã nhận được chứng chỉ quốc tế (do một cơ quan chuyên chế tạo các giàn khoan tự nâng của Mỹ cấp). Kết quả tính toán của Đề tài SPQG.02b.01 đã được các Đề tài của Dự án “SPQG.02b” sử dụng để thiết kế chi tiết và chế tạo thành công giàn khoan tự nâng TAMDAO 05 (Đã bàn giao 2018). Quy trình thiết kế cơ sở (là một sản phẩm của SPQG.02b.01) đã ứng dụng vào đề tài số 7 của dự án (SPQG.02b.07) để cải hoán giàn khoan tự nâng thành nhà giàn DKI, nhằm thay đổi phuywơng án chế tạo và thi công các nhà giàn DKI phục vụ bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam.
Đề tài Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước "SPQG.02b01": "Nghiên cứu tính toán, xây dựng quy trình thiết kế cơ sở cho giàn khoan tự nâng 400ft" thuộc dự án trên cũng đã được biên tập và xuất bản thành sách chuyên khảo “Tính toán tổng thể hệ thống kết cấu công trình giàn khoan tự nâng”. Các kết quả của Đề tài “SPQG.02b.01” cũng đã được công bố nhiều trên các tạp chí ISI và SCOPUS.
Dưới đây là một số hình ảnh, là kết quả nghiên cứu của Đề tài “SPQG.02b.01”.
Phòng Truyền thông & Tuyển sinh