-
-
- • Thêm 02 bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp cho nhóm tác giả: Thầy NV Tuấn, NC Thắng, HT Nghĩa
- • PGS.TS Đinh Quang Cường vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và công nghệ
- • Bằng độc quyền sáng chế: Quy trình chế tạo sơn silicat chịu nhiệt độ, chịu mặn, chịu ăn mòn axit, bazơ – Tác giả Lê Mạnh Cường
- • Bằng độc quyền sáng chế: Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng chịu lực sử dụng Polystyren tái chế kết hợp Cenosphere với Nano Silica và phương pháp chế tạo bê tông nhẹ cốt liệu rỗng này – Tác giả Nguyễn Công Thắng, Nguyễn Văn Tuấn, Hàn Ngọc Đức, Lê Việt Hùng.
- • Trường Đại học Xây dựng Hà Nội có ba nhà khoa học thuộc TOP 20 về giải thưởng quốc gia vinh danh Ngôi sao sáng chế dành cho chủ đơn có nhiều đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích
-
- • Hội đồng đánh giá Dự án SATREPS
- • Một số hoạt động trong khuôn khổ dự án SATREPS do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản tài trợ giai đoạn 2018 – 2023 (Tháng 6/2022)
- • Hội thảo giới thiệu dự án GEOSCIRE “Cơ sở hạ tầng dữ liệu GEOdata và khoa học công dân hỗ trợ sự phát triển bền vững cho các cộng đồng nông thôn khu vực tỉnh Quảng Nam”
- • Hội thảo khởi động Dự án và Khánh thành phòng thí nghiệm SATREPS: “Phát triển hệ thống cấp nước thích ứng với nguồn nước ô nhiễm”
TS.Lê Mạnh Cường – Giảng viên Bộ môn Hóa học – Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã vinh dự được cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế số 35602: “Quy trình chế tạo sơn silicat chịu nhiệt độ, chịu mặn, chịu ăn mòn axit, bazơ” – theo Quyết định số 15190w/QĐ-SHTT, ngày 03/04/2023
TS. Lê Mạnh Cường – Giảng viên Bộ môn Hóa học – Khoa Vật liệu Xây dựng
Hình ảnh bằng sáng chế và ứng dụng trong thực tế
Hiện tại, hầu hết các loại sơn chịu nhiệt, chịu môi trường hóa chất, chịu mặn đang nhập khẩu cũng như sản xuất trong nước hiện nay đều sử dụng hệ chất kết dính hữu cơ như alkyd, epoxy, silicon hay PU…Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng các hệ sơn này đều khó phát huy hiệu quả khi sử dụng ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, lượng dung môi của sơn còn gây ra những ảnh hướng xấu tới môi trường trong quá trình sử dụng.
Do đó, nghiên cứu “Quy trình chế tạo sơn silicat chịu nhiệt độ, chịu mặn, chịu ăn mòn axit, bazơ” của TS.Lê Mạnh Cường là một hướng nghiên cứu đầy tính mới mẻ, đem lại nhiều hứa hẹn và triển vọng. Thông qua quá trình nghiên cứu, loại sơn chịu nhiệt với hệ chất kết dính vô cơ dung môi là nước đã được tạo ra và giải quyết được hầu hết các nhược điểm kể trên. Đồng thời, việc sử dụng được nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong nước và thân thiện với môi trường cũng làm tăng sự chủ động trong việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu khi thực hiện triển khai sản xuất theo quy mô lớn. Sáng chế hiện nay được ứng dụng để chế tạo sơn chịu nhiệt được sử dụng để sơn chống ăn mòn trong điều kiện sử dụng nhiệt độ cao.
Hình ảnh trong quá trình thực hiện sáng chế
Nguồn: Phòng KH&CN