-
-
- • Thêm 02 bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp cho nhóm tác giả: Thầy NV Tuấn, NC Thắng, HT Nghĩa
- • PGS.TS Đinh Quang Cường vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và công nghệ
- • Bằng độc quyền sáng chế: Quy trình chế tạo sơn silicat chịu nhiệt độ, chịu mặn, chịu ăn mòn axit, bazơ – Tác giả Lê Mạnh Cường
- • Bằng độc quyền sáng chế: Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng chịu lực sử dụng Polystyren tái chế kết hợp Cenosphere với Nano Silica và phương pháp chế tạo bê tông nhẹ cốt liệu rỗng này – Tác giả Nguyễn Công Thắng, Nguyễn Văn Tuấn, Hàn Ngọc Đức, Lê Việt Hùng.
- • Trường Đại học Xây dựng Hà Nội có ba nhà khoa học thuộc TOP 20 về giải thưởng quốc gia vinh danh Ngôi sao sáng chế dành cho chủ đơn có nhiều đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích
-
- • Hội đồng đánh giá Dự án SATREPS
- • Một số hoạt động trong khuôn khổ dự án SATREPS do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản tài trợ giai đoạn 2018 – 2023 (Tháng 6/2022)
- • Hội thảo giới thiệu dự án GEOSCIRE “Cơ sở hạ tầng dữ liệu GEOdata và khoa học công dân hỗ trợ sự phát triển bền vững cho các cộng đồng nông thôn khu vực tỉnh Quảng Nam”
- • Hội thảo khởi động Dự án và Khánh thành phòng thí nghiệm SATREPS: “Phát triển hệ thống cấp nước thích ứng với nguồn nước ô nhiễm”
TS. Nguyễn Công Thắng, PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn – Giảng viên Bộ môn Vật liệu xây dựng, Khoa Vật liệu Xây dựng, TS. Hàn Ngọc Đức - Giảng viên Bộ môn Công trình Thép – Gỗ, Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, NCS.ThS. Lê Việt Hùng – Trung tâm Xi măng - Bê tông, Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng đã vinh dự được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế số 35932: “Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng chịu lực sử dụng Polystyren tái chế kết hợp Cenosphere với Nano Silica và phương pháp chế tạo bê tông nhẹ cốt liệu rỗng này” – theo Quyết định số 26368/QĐ-SHTT.IP, ngày 04/05/2023.
Loại bê tông nhẹ cốt liệu rỗng Polystyrene (EPS) phổ biến hiện nay chủ yếu ứng dụng làm kết cấu bao che, cách âm và cách nhiệt như chế tạo các tấm cách nhiệt, các lớp cách nhiệt cho mái đổ tại chỗ, sử dụng làm lớp cách nhiệt trong các panel đúc sẵn, sử dụng làm khối xây block và vách ngăn tường ngoài, sử dụng làm lớp lót cách nhiệt. Các kết cấu sử dụng bê tông nhẹ này chủ yếu sử dụng cốt liệu rỗng EPS nguyên sinh có khối lượng thể tích từ 500 kg/m3 đến 1200 Kg/m3, cường độ nén từ 1.5-5.0 MPa. Do đó, loại bê tông nhẹ này rất khó đạt được các tiêu chí để sử dụng cho kết cấu chịu lực.
Do đó, nghiên cứu “Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng chịu lực sử dụng polystyren tái chế kết hợp Cenosphere với Nano Silica và phương pháp chế tạo bê tông nhẹ cốt liệu rỗng này” của nhóm tác giả là một hướng nghiên cứu có tính mới và tính sáng tạo, đem lại nhiều hứa hẹn và triển vọng cho ứng dụng thực tế. Nhóm nghiên cứu đã chế tạo được bê tông nhẹ cốt liệu rỗng EPS tái chế kết hợp sử dụng các hạt vi cầu rỗng, nhẹ từ tro bay (Cenospheres) là một loại phế thải trong các nhà máy nhiệt điện và nano silica đạt được các tính chất như có khối lượng thể tích từ 1000-1600 kg/m3; cường độ nén của bê tông ở tuổi 28 ngày từ 15-25 MPa. Các đặc tính mang lại đạt được mục tiêu “kép” không những có thể sử dụng cho kết cấu bao che còn được sử dụng cho kết cấu chịu lực trong các công trình xây dựng.
Nhà máy bê tông tường nhẹ Nucewall ứng dụng sản phẩm của đề tài/của nhóm nghiên cứu
Phòng Truyền thông & Tuyển sinh