Đào tạo liên thông

1. Căn cứ

Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 và Thông tư sửa đổi bổ sung số 08/2015/TT-BGDĐT ngày 21/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học;

2. Quy mô tuyển sinh: 200 sinh viên/ năm

3. Danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo:

Số TT

Ngành đào tạo

Mã ngành

1

Kỹ thuật xây dựng, gồm các chuyên ngành:

D580201

   - Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp

   - Tin học xây dựng

2

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (chuyên ngành: Xây dựng Cầu đường)

D580205

3

Kỹ thuật Cấp thoát nước (chuyên ngành: Cấp thoát nước - Môi trường nước)

D110104

4

Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu xây dựng

D510105

5

Công nghệ thông tin

D480201

7

Kỹ thuật cơ khí (chuyên ngành: Máy xây dựng)

D520103

8

Kinh tế xây dựng

D580301

9

Kỹ thuật xây dựng Công trình thủy (chuyên ngành: Thủy lợi - Thủy điện)

 

4. Đối tượng tuyển sinh:

- Công dân Việt Nam có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định; không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Người dự thi đào tạo đại học hệ chính quy liên thông phải có một trong các văn bằng sau:

  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng hệ chính quy của các trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
  • Bằng tốt nghiệp của các trường nước ngoài, trường nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • - Việc tổ chức tuyển sinh, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển được thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Hình thức tuyển sinh: Có 2 hình thức

5.1. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia do cụm các trường đại học chủ trì.

  • Hồ sơ dự thi, thời gian thi: Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Tổ hợp các môn xét tuyển vào ngành, chuyên ngành đào tạo liên thông cùng tổ hợp các môn xét tuyển vào ngành, chuyên ngành tương ứng của hệ đào tạo chính quy.
  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học hệ chính quy liên thông không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.
  • Xác định thí sinh trúng tuyển: Theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
  • Không bảo lưu kết quả kỳ thi THPT quốc gia trong xét tuyển thí sinh liên thông.

Sau khi có kết quả thi, thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào trường Đại học Xây dựng Hà Nội theo thời gian quy định (trường sẽ có thông báo sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể).

5. 2. Tổ chức thi tuyển tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội:

a. Các môn thi tuyển sinh theo ngành, chuyên ngành

STT

Ngành, chuyên ngành

Môn thi

1

Kỹ thuật công trình xây dựng (chuyên ngành: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Tin học xây dựng).

1. Toán cao cấp

2. Sức bền vật liệu

3. Kỹ thuật thi công

2

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (chuyên ngành: Xây dựng Cầu đường)

1. Toán cao cấp

2. Cơ học kết cấu

3. Thiết kế đường

3

Cấp thoát nước

1. Toán cao cấp

2. Hoá nước và Vi sinh vật nước

3. Cấp thoát nước

4

Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng

1. Toán cao cấp

2. Vật liệu xây dựng

3. Công nghệ Bê tông xi măng

5

Kinh tế xây dựng

1. Toán cao cấp

2. Kỹ thuật thi công

3. Kinh tế xây dựng

6

Kỹ thuật cơ khí (chuyên ngành: Máy xây dựng)

1. Toán cao cấp

2. Sức bền vật liệu

3. Chi tiết máy

7

Công nghệ thông tin

1. Toán cao cấp

2. Cơ sở dữ liệu

3. Lập trình cơ bản

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: điểm mỗi môn thi phải đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

b. Hồ sơ, thời gian tuyển sinh

Nhà trường sẽ thông báo kế hoạch tuyển sinh, nội dung thi, hồ sơ đăng ký dự thi, ... chậm nhất 03 tháng trước thời điểm tuyển sinh trên Website của trường và chuyên trang Tuyển sinh tại địa chỉ: https://tuyensinh.huce.edu.vn/.

6. Lệ phí tuyển sinh và lệ phí xét tuyển: Theo quy định tuyển sinh hiện hành, thông tin chi tiết theo dõi trên https://tuyensinh.huce.edu.vn/.

7. Chương trình đào tạo và công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập

  • Chương trình đào tạo đối với người học liên thông theo hình thức chính quy là chương trình đào tạo trình độ đại học chính quy đang áp dụng tại trường.
  • Trên cơ sở vào chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, văn bằng, kết quả học tập đã có của người học để quyết định công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đối với từng người học và công bố công khai trước khi tổ chức đào tạo.

7. Tổ chức đào tạo liên thông

  • Đào tạo liên thông chính quy được tổ chức, quản lý theo các quy định hiện hành của Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
  • Đào tạo liên thông chính quy phải tập trung toàn bộ thời gian tại trường. Sinh viên hệ chính quy liên thông học chung, thi hết môn và bảo vệ đồ án tốt nghiệp cùng với sinh viên hệ chính quy.

8. Học phí

  • Học phí học tập của mỗi sinh viên được xác định theo số tín chỉ mà sinh viên đăng ký để theo học. Từng học kỳ, sinh viên nộp học phí theo số tín chỉ đăng ký để học ở học kỳ đó.
  • Kinh phí cho thăm quan, thực tập ngoài trường (nếu có) sẽ được tính riêng và phụ thuộc vào các khoản chi phí cụ thể của từng hoạt động.

9. Văn bằng tốt nghiệp và bảng điểm

- Bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy.    

- Bảng điểm: Được ghi đầy đủ kết quả học tập trong thời gian đào tạo liên thông và các môn học, học phần cùng số tín chỉ hay đơn vị học trình của trình độ trước đã được công nhận.

- Chi tiết xem trên Website http://tuyensinh.nuce.edu.vn

Liên hệ

  • Phòng Quản lý Đào tạo (P.304 nhà A1) - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
  • Số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
  • Điện thoại: (024)38 694711